Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Đái tháo đường (Tiểu đường) là bệnh không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tỉ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu người mắc đái tháo đường.
Trong quy trình điều trị bệnh Đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Người bệnh nên:
1. Đảm bảo cân nặng được duy trì
2. Lượng protid trong chế độ ăn của người cao hơn người bình thường là để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng thay glucid như Thịt, cá, trứng , nhưng chỉ nên dùng ở mức vừa phải:
- Nên ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần
- Ăn 1g thịt/ 1kg cân nặng/ ngày
- 2-3 bữa cá, tôm mỗi tuần
- Tăng cường ăn rau củ quả hàng ngày như như rau muống, rau diếp, cà chua, bắp cải, súp lơ, cà, bầu, bí, cà rốt, đậu đỗ,…
- Không nên ăn các loại miến, khoai tây vì có nhiều tinh bột
- Các loại thức ăn nên được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.6
- Không ăn mỡ động vật, hạn chế phủ tạng động vật như lòng, gan,… vì có nhiều Cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch
- Bệnh nhân Đái tháo đường hạn chế dùng đường, bánh, kẹo… ở mức thấp nhất, nhưng không vì thế mà kiêng sữa, vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein
- Không ăn: Đường, mía, mật ong, các loại mứt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, siro, mứt, hoa quả ngọt ( Mít, xoài, chuối, na, nho, sầu riêng,dưa hấu, vải, nhãn,…), không ăn hoa quả sấy khô; Ăn hoa quả ít ngọt, nên ăn nguyên trái, không nên dùng nước ép hoa quả.
- Không ăn quá no một bữa, nên chia nhỏ bữa ăn. VD sau 3 bữa ăn chính không nên ăn tráng miệng ngay mà nên ăn vào giữa buổi như 3-4h chiều hoặc 10h sang thì ăn hoa quả hoặc các sản phẩm sữa.
- Nên cố định giờ ăn và ổn định lượng thực phẩm ăn vào.
- Nếu không phải hạn chế vận động do thai kỳ ( VD tăng huyết áp,….) thì nên vận động khoảng 10-15 phút sau khi ăn bữa ăn chính khoảng 1 giờ.